Những vật dụng bằng kim loại xung quanh chúng ta mang lại những giá trị thẩm mỹ, sự tinh tế và hữu ích trong cuộc sống. Nhưng để kim loại trở nên đẹp, bền hơn thì bạn cần tìm cách bảo vệ phù hợp tránh khỏi các quá trình rỉ sét, hao mòn.... Do đó, sự xuất hiện của sơn kim loại giúp giữ gìn màu sắc và độ bền theo thời gian.
CÁC LOẠI SƠN KIM LOẠI NÀO TỐT NHẤT?
Tương tự như các loại sơn thông thường, sơn trang trí, sơn kim loại được chế tạo và sản xuất bởi từng nhà sản xuất khác nhau. Tùy thuộc vào thương hiệu và ngân sách của bạn, sơn kim loại chất lượng càng cao thì mức giá cũng sẽ cao hơn. Nếu bạn chọn loại sơn kim loại giá rẻ, bạn sẽ phải hy sinh chất lượng và độ bền của vật liệu.
Chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những loại sơn kim loại thường được sử dụng trên thị trường hiện nay và những ưu khuyết điểm của những loại sơn này.
Sơn kim loại gốc dầu
Sơn kim loại gốc dầu là loại sơn tốt nhất dành cho kim loại, vì nó bền và có khả năng chống lại các vết bẩn. Bề mặt dễ dàng được giữ sạch và có thể che đi các khuyết điểm.
Sơn kim loại gốc dầu được tạo thành từ các alkyd là nhựa tổng hợp và dầu gốc thực vật, bột màu và dung môi. Dung môi có mùi hơi khó chịu.
Tuy nhiên, để có được kết quả tốt nhất khi thi công sơn kim loại, trước tiên bạn nên sử dụng một lớp sơn lót. Bạn có thể không cần sơn lót nhưng tốt hơn bạn nên sử dụng sơn lót để cho ra lớp sơn hoàn thiện đồng đều.
Nhược điểm của sơn gốc dầu là có thể bị phai và tốn kém hơn so với lựa chọn sơn thành phần khác. Sơn gốc dầu cũng dễ cháy và có mùi khó chịu khi thi công. Một số bề mặt đạt hiệu quả cao khi sử dụng sơn kim loại gốc dầu là: Hàng rào kim loại, bàn ghế ngoài trời, lò nướng và khung cửa sổ…
Vậy nên, sơn kim loại gốc dầu có thể đóng rắn trên bề mặt cứng, chịu được các loại vết bẩn và nước.
Sơn kim loại gốc nước
Sơn cao su hoặc sơn gốc nước là lựa chọn ưu tiên của nhiều người. Các thành phần bao gồm: nhựa Acrylic, vật liệu tổng hợp gốc cao su hoặc nhựa vinyl.
Một trong những ưu điểm nổi bật của sơn gốc nước là thời gian khô nhanh. Loại sơn này cũng dễ dàng giữ sạch, không gây bất kỳ mùi khó chịu nào và không dễ cháy. Ngoài ra, khi bạn sơn xong, các dụng cụ sơn cũng rất dễ lau chùi. Vì vậy, sơn kim loại gốc nước là một lựa chọn hoàn toàn thuận tiện và an toàn hơn so với sơn gốc dầu.
Tuy nhiên, sơn kim loại gốc nước vẫn có một số nhược điểm. Nếu bạn sơn trực tiếp sơn nước lên bề mặt mà không có lớp sơn lót sẽ dễ dẫn đến rỉ sét trên bề mặt kim loại. Vì vậy, bạn cần sơn một lớp sơn lót gốc dầu lên bề mặt kim loại.
Mặt khác, sơn kim loại gốc nước kém bền hơn sơn kim loại gốc dầu. Sơn kim loại gốc nước cũng được ưu tiên sử dụng cho các vật dụng trong nhà như khung giường, bàn đầu giường hoặc khung tường. Sơn kim loại gốc nước cũng rẻ hơn so với các loại khác và chống phai màu tốt hơn.
Sơn phủ kim loại
Sơn phủ kim loại là lớp hoàn thiện, do đó bạn cần xác định một số yêu tố trước khi chọn loại phù hợp. Ví dụ, vật liệu có được lau chùi thường xuyên không hay phải phơi nắng, mưa? Trong trường hợp này, bạn nên sử dụng lớp hoàn thiện bóng cho các bề mặt được lau chùi thường xuyên hoặc tiếp xúc điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Còn lớp phủ kim loại mờ sẽ thích hợp cho các bề mặt không chùi rửa thường xuyên.
Thông thường, lớp sơn kim loại hoàn thiện tốt nhất là loại bán bóng, vì nó ứng dụng khá linh hoạt và hiệu quả trong mọi điều kiện. Sơn kim loại bán bóng cũng dễ dàng được làm sạch bằng nước xà phòng và nó rất bền.
- Sơn gốc nước là gì? Ưu điểm & nhược điểm của sơn gốc nước (28.10.2024)
- Sơn gốc dầu là gì? Ưu và nhược điểm của sơn gốc dầu (28.10.2024)
- Ý nghĩa của các ký hiệu giặt là trên tem nhãn quần áo (24.09.2024)
- Những ký hiệu giặt là và ý nghĩa của chúng bạn nên thuộc lòng (24.09.2024)
- Chế độ giặt ngâm trong máy giặt là gì? Cách dùng chế độ giặt ngâm (24.09.2024)
- Chế độ xả tràn trên máy giặt là gì? Cách sử dụng chi tiết (24.09.2024)
- Chức năng Spin trong máy giặt là gì? Lưu ý khi sử dụng (24.09.2024)
- Cách làm sạch quần áo bị lem màu (24.09.2024)
- 5 vật dụng không nên cho vào máy giặt (05.09.2024)
- Trộn nước xả vải với muối có tác dụng gì? (22.08.2024)
- 5 điều nên tránh khi dùng máy sấy quần áo (22.08.2024)
- Có nên phơi quần áo, chăn màn trên cục nóng điều hòa cho nhanh khô? (22.08.2024)
- Hiệu quả bất ngờ của lau nhà bằng nước xả vải (22.08.2024)
- Lỗi FE máy giặt LG là gì và cách sửa lỗi cực chi tiết (31.07.2024)
- Lỗi 5C máy giặt Samsung là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả (31.07.2024)
- Lỗi E41 máy giặt Electrolux là gì? Nguyên nhân và cách sửa chi tiết (31.07.2024)
- Lỗi U3 máy giặt Aqua là gì? Cách khắc phục đơn giản, nhanh chóng (31.07.2024)
- Lỗi E23 máy giặt Electrolux là gì? Nguyên nhân và cách xử lý (31.07.2024)
- Mẹo làm sạch đệm không cần giặt (12.07.2024)
- Lợi ích của việc sử dụng giấm trong giặt ủi (12.07.2024)