Thật là khó chịu khi rút từ trong máy giặt ra một món đồ mình yêu thích mà lại thấy nó bị co lại, chảy xệ hoặc hư hỏng...hẳn là bạn đều đã trải nghiệm nó ít nhất một lần. Đó là những lúc bạn nên chú ý hơn đến ý nghĩa của các ký hiệu giặt là trên nhãn chăm sóc quần áo đấy.
Các ký hiệu giặt là có vẻ khá khó hiểu khi bạn mới tiếp xúc, bản thân chúng gần giống như một ngôn ngữ khác vậy. Chúng giúp bạn biết chính xác cách giặt và sấy khô, cũng như cung cấp thêm thông tin về tẩy trắng và ủi. Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết bên dưới nhé.
1. Ký hiệu giặt quần áo
Đầu tiên là ký hiệu giặt, đây được xem là ký hiệu cơ bản ban đầu cho các biểu tượng về sau được thể hiện bằng hình một chiếc chậu đựng đầy nước. Các ký hiệu có thể cho bạn biết quần áo của bạn phải được giặt trong điều kiện về nhiệt độ và chế độ nào là phù hợp nhất với quần áo.
2.Ký hiệu sử dụng nước tẩy
Sử dụng chất tẩy trong việc giặt là quần áo đều là việc rất bình thường và phổ biến. Vì vậy bạn cũng nên chú ý các loại chất tẩy nào sử dụng được với loại quần áo nào thông qua các ký hiệu trên nhãn quần áo nhé.
Khác với các loại ký hiệu về giặt ủi đều sử dụng hình chậu nước thì hình tam giác sẽ là ký hiệu giúp bạn nhận biết được về các loại chất tẩy rửa được sử dụng cho quần áo của bạn.
3.Ký hiệu vắt và sấy khô quần áo
Ký hiệu sấy khô cơ bản bao gồm ô vuông chứa một vòng tròn bên trong, cũng tương tự ký hiệu giặt chúng cũng quy định số chấm bên trong vòng tròn tương ứng với mức nhiệt độ sấy ở 3 mức độ sấy ở nhiệt độ thấp, nhiệt độ thường và cao.
4. Ký hiệu hướng dẫn ủi (là) quần áo
Bên ký hiệu sấy khô quần áo thì ta còn có ký hiệu về ủi (là) quần áo, chúng sử dụng hình ảnh một chiếc bàn ủi với số chấm tương ứng với nhiệt độ có thể là tăng dần.
5.Ký hiệu giặt khô quần áo
Ký hiệu giặt khô quần áo thì sử dụng một hình vòng tròn, lưu ý là khi mác quần áo có ký hiệu giặt khô thì có nghĩa là sản phẩm cần sự chăm sóc đặc biệt từ người sử dụng (thường là chất liệu len, lụa…). Bạn nên giặt bằng tay và sử dụng các loại nước xả vải được thiết kế riêng, phù hợp với chất liệu loại vải này hoặc nước xả không chứa enzymes, chất tẩy hoặc chất làm sáng màu…
Hy vọng là những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình giặt ủi quần áo một cách hiệu quả để giữ cho những chiếc áo, chiếc quần mà mình yêu thích luôn đẹp và bền màu theo thời gian. Chúc bạn thành công.
- Sơn gốc nước là gì? Ưu điểm & nhược điểm của sơn gốc nước (28.10.2024)
- Sơn gốc dầu là gì? Ưu và nhược điểm của sơn gốc dầu (28.10.2024)
- PHÂN BIỆT CÁC LOẠI SƠN KIM LOẠI (28.10.2024)
- Ý nghĩa của các ký hiệu giặt là trên tem nhãn quần áo (24.09.2024)
- Chế độ giặt ngâm trong máy giặt là gì? Cách dùng chế độ giặt ngâm (24.09.2024)
- Chế độ xả tràn trên máy giặt là gì? Cách sử dụng chi tiết (24.09.2024)
- Chức năng Spin trong máy giặt là gì? Lưu ý khi sử dụng (24.09.2024)
- Cách làm sạch quần áo bị lem màu (24.09.2024)
- 5 vật dụng không nên cho vào máy giặt (05.09.2024)
- Trộn nước xả vải với muối có tác dụng gì? (22.08.2024)
- 5 điều nên tránh khi dùng máy sấy quần áo (22.08.2024)
- Có nên phơi quần áo, chăn màn trên cục nóng điều hòa cho nhanh khô? (22.08.2024)
- Hiệu quả bất ngờ của lau nhà bằng nước xả vải (22.08.2024)
- Lỗi FE máy giặt LG là gì và cách sửa lỗi cực chi tiết (31.07.2024)
- Lỗi 5C máy giặt Samsung là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả (31.07.2024)
- Lỗi E41 máy giặt Electrolux là gì? Nguyên nhân và cách sửa chi tiết (31.07.2024)
- Lỗi U3 máy giặt Aqua là gì? Cách khắc phục đơn giản, nhanh chóng (31.07.2024)
- Lỗi E23 máy giặt Electrolux là gì? Nguyên nhân và cách xử lý (31.07.2024)
- Mẹo làm sạch đệm không cần giặt (12.07.2024)
- Lợi ích của việc sử dụng giấm trong giặt ủi (12.07.2024)